Thuyết Vâng Lời, Chủ Nghĩa Phát Xít & Donald Trump

   Vài dòng ngẫu hứng tớ viết sau khi việc đầu tiên làm buổi trưa là bật dậy, lật cuốn vở hồi học Psychology ở bên Úc, bất lực tìm xem có cái note nào về leadership, về human management hay human development không...

Buổi trưa, tại căn phòng thiếu diện tích nhưng thừa ánh sáng của tớ

Về Thuyết Vâng Lời

Năm 1963, nhà khoa học Milgram mở một cuộc thí nghiệm nghiên cứu về “obedience” (sự vâng lời/sự tuân lệnh). Mục đích của ông là lý giải cho việc vì sao, dưới sự lãnh đạo của Hilter, hàng ngàn tên lính có thể sẵn sàng hy sinh bản thân, vứt bỏ nhân tính, trở thành sát nhân hàng loạt, ... tất cả chỉ để hoàn tất 2 chữ “mệnh lệnh”. Milgram muốn biết xem, đến giới hạn nào của sự sai trái (cụ thể: liên tục sốc điện người vô tội theo các nấc mạnh dần) thì con người ta mới dám chống lại đối tượng ra lệnh.

Kết quả thu được làm mọi người bàng hoàng: 2/3 số người được thí nghiệm sẵn sàng nâng mức sốc điện đến mức “fatal” (gây tử vong) dưới mệnh lệnh; mặc cho phía bên kia, người bị sốc điện có gào thét, van xin, co giật,... thế nào.

Hên là mấy người bị sốc điện là diễn viên nên không có thương vong thật. Hên nữa là Milgram sống ở thời đó, chứ như ở thời này thì sẽ bị kiện sml vì gây ra bao sang chấn tâm lý :)

Từ đó, nhà khoa học rút ra kết luận: dưới áp lực của người có quyền hành, con người ta sẵn sàng thay đổi tư duy, hành động, thậm chí đi ngược với lẽ phải. Chức vụ càng cao, quyền càng lớn, mức độ được vâng lời càng lớn. Nói chung, quyền hạn là tất cả, là sức mạnh, là tầm ảnh hưởng. Là tất cả!

Tất nhiên, chúng ta phải xét đến bối cảnh thời đó...

Bối Cảnh Thời Đại

Những năm 1960, mười mấy năm sau Thế Chiến thứ 2 kết thúc, con người ta vẫn đang cố khắc phục hậu quả mà chủ nghĩa phát xít gây ra. Thời ấy, trình độ dân trí thấp, tư tưởng thiếu tiến bộ, phân biệt giai cấp lớn, nhiều quyền cơ bản của con người (quyền phụ nữ, bình đẳng chủng tộc,...) chưa được công nhận. Người ta còn chưa quen với khái niệm “nổi dậy”, chứ đừng nói dùng nó làm bàn đạp để chống đối, đấu tranh cho cái mình tin tưởng.

Nếu đem ra so sánh, dễ dàng thấy được thấy được xã hội bây giờ đã tiến bộ hơn rất nhiều. Nhân loại đã tiến xa khỏi tư tưởng thụ động của những năm 60, càng xa khỏi tư tưởng răm rắp tuân lệnh của thời phát xít.

Đến Ví Dụ Của Donald Trump

Tạm thời dẹp đi cái mớ vĩ mô ở trên (hay ít nhất Ngọc thấy nó vĩ mô tại phải rặn chết mie), chúng ta hãy nhìn xem trên mạng có bao nhiêu meme/comic/rant/biểu tình... dám chống đối nhà lãnh đạo tối cao nhất của nước Mỹ đương thời. 

(Ví dụ hơi lan man :)) chủ yếu để giật tít)

Đại loại ý Ngọc là:
- Chuyện làm lãnh đạo (leader) bây giờ không đơn giản xoay quanh ra lệnh - tuân thủ nữa. Mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, hay leader - member cũng không còn là giữa kẻ ra lệnh và kẻ vâng lời. Giả dụ, Milgram mà sống ở thời này, thì đề tài nghiên cứu của ông sẽ là “how to empower your employees” chứ không phải là obedience nữa. Hì!

- Chức vụ hay quyền hạn đều không là tất cả. Sức mạnh nằm trong mỗi cá nhân. Cá nhân cũng biết điều đó nên hơi đỏng đảnh. Đâu phải tự dưng mà công ty nào cũng tốn tiền mướn thêm cái phòng, gắn thêm cái máy lạnh, tuyển thêm nhân viên, để dựng nên cái bộ phận mang tên Quản lí nhân sự. Hì!

Coi bộ khó. Tớ còn chưa biết mình có quản lí tốt con cá vàng của tớ chưa kìa.

Ừa, vậy đó.

Vậy mà không hiểu sao, ở thời này, vẫn có người đối xử với cấp dưới của mình theo cái lối vô cùng phát xít.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến